Chi tiết bài viết

5 điểm mới nổi bật trong khâu tuyển dụng Công chức kể từ năm 2024

Ngày đăng: 11/03/24

Như các bạn đã biết, kỳ thi tuyển Công chức được tổ chức thành 2 vòng: vòng 1 là vòng sàng lọc do các cơ quan tự tổ chức thi (đối với các môn kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học) và sau đó là vòng 2 (môn chuyên ngành).

Như các bạn đã biết, kỳ thi tuyển Công chức được tổ chức thành 2 vòng: vòng 1 là vòng sàng lọc do các cơ quan tự tổ chức thi (đối với các môn kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học) và sau đó là vòng 2 (môn chuyên ngành). Mặc dù đã có sự tiến bộ trong khâu tổ chức thi tuyển Công chức song quy trình này đang dần lộ ra một số điểm hạn chế như mỗi cơ quan tự tổ chức thi Vòng 1 thì danh mục tài liệu ôn tập lại khác nhau, dẫn đến chất lượng đề thi không đồng đều, lãng phí nguồn lực,...

5 điểm mới nổi bật trong khâu tuyển dụng Công chức kể từ năm 2024

5 điểm mới nổi bật trong khâu tuyển dụng Công chức kể từ năm 2024

Để cải thiện và đổi mới quy trình tuyển dụng công chức, ngày 21/12/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2023/NĐ-CP về Kiểm định đầu vào Công chức.

Tuy kì thi chưa diễn ra chính thức nhưng đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh kỳ thi này, đa số cho rằng đây là một sự cải biên tích cực, mang lại luồng gió mới cho công tác thi tuyển Công chức. Kỳ thi này có 05 điểm mới nổi bật như sau:

Thứ nhất là quy trình kiểm định được thống nhất trên toàn quốc. Thống nhất ở đây được thể hiện từ cơ quan có thẩm quyền tổ chức (Bộ Nội vụ) đến đề thi (có ngân hàng đề thi riêng) được sử dụng đồng bộ trên toàn quốc, đảm bảo mặt bằng chất lượng giữa các cơ quan, tổ chức. Đồng thời, kết quả Kiểm định có giá trị sử dụng trong toàn quốc trong thời hạn 02 năm, tạo cơ hội cho các ứng viên tham gia thi tuyển công chức.

Xem thêm: Giới thiệu về Kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào Công chức

Thứ hai là nội dung kiểm định tập trung vào đánh giá năng lực tư duy và khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn của thí sinh. Theo quy định tại Nghị định số 06/2023/NĐ-CP nêu trên, nội dung thi sẽ bao gồm: Các hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ công chức; kiến thức về văn hóa, lịch sử , đạo đức. Theo đó nội dung thi không còn “thuần” và “đơn giản chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật” như trước nữa, tăng tính vận dụng thêm nhiều. Điều này sẽ đảm bảo các ứng viên vừa nắm vững kiến thức lý thuyết và vừa có khả năng áp dụng kiến thức vào những tình huống thực tế, giúp đánh giá toàn diện năng lực của thí sinh.

Thứ ba là việc tổ chức kiểm định diễn ra định kỳ và linh hoạt. Theo quy định, kỳ thi diễn ra định kỳ 2 đợt/năm vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm và có thể tổ chức thêm dựa theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng. Ứng viên có thể linh hoạt lựa chọn thời gian (đợt tháng 7 hay tháng 11) và địa điểm (3 miền Bắc - Trung - Nam) phù hợp với mong muốn của mình trong Phiếu đăng ký dự thi Kiểm định.

Thứ tư là công nghệ thông tin được tích hợp sâu, rộng trong quá trình kiểm định. Hoạt động kiểm định được thực hiện thông qua hình thức trắc nghiệm trên máy vi tính, thi xong có kết quả luôn, nhờ vậy nên việc kiểm định tỏ ra công bằng, minh bạch và hiện đại hơn.

Thứ năm là kết quả kiểm định sẽ được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Nội vụ, Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Điều này giúp cho các thí sinh có thể dễ dàng truy cập, xem được kết quả và thứ hạng của mình trong đợt thi, góp phần tăng tính minh bạch cho kỳ thi.

Bạn thấy kỳ thi này có thật sự là 1 bước tiến?

Hãy cùng tham gia nhóm “này” để cùng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm ôn thi.

Xem thêm: Về kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức

 

mobie

Bài viết mới